Ở thời điểm hiện nay, kinh doanh mở đại lý sơn đang là một hướng kinh doanh được khá nhiều người quan tâm và có ý định lựa chọn để khởi nghiệp kinh doanh. Ngành kinh doanh sơn nước đang được đánh giá là đầy tiềm năng nhờ nhu cầu xây dựng cao đi cùng với đó là mang lại lợi nhuận kinh doanh lớn. Mở một đại lý sơn không chỉ giúp bạn được hưởng chiết khấu tốt từ nhà cung cấp mà bạn hứa hẹn mang lại thành công khi kinh doanh sơn cho các công trình xây dựng.
Kinh doanh sơn là một trong số các ngành nghề đầy tiềm năng nhờ sự phát triển của ngành xây dựng, thi công công trình đi cùng với đó là nhu cầu cao và lợi nhuận kinh doanh lớn.
Mặc dù vậy, khi mở đại lý sơn nhiều người còn băn khoăn không biết kế hoạch kinh doanh như thế nào, mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn hay nên chọn thương hiệu sơn nào để kinh doanh. Dưới đây Sơn Mindana chia sẻ một số kinh nghiệm mở đại lý sơn hiệu quả cho người mới bắt đầu kinh doanh ở thời điểm hiện nay.
Mở đại lý sơn cần chú ý điều gì ?
Nếu bạn muốn mở đại lý sơn nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì điều quan trọng nhất đó chính là bạn cần khảo sát thị trường xem ý tưởng kinh doanh đó có khả thi hay không đồng thời xem khu vực mình dự định kinh doanh họ có nhu cầu cao đối với các sản phẩm sơn không, các cửa hàng khác trong khu vực đang kinh doanh như thế nào, họ chủ yếu kinh doanh dòng sơn nào, giá cả trung bình là bao nhiêu. Sau đây là các vấn đề cụ thể mà bạn cần lưu ý khi mở đại lý sơn thông qua kinh nghiệm mở đại lý sơn của nhiều đại lý trước đó.
– Xác định khu vực bạn mở đại lý sơn để kinh doanh.
– Tìm hiểu nhu cầu của thị trường ở khu vực bạn dự định kinh doanh đi cùng với các nguồn khách hàng mà bạn có thể tiếp cận.
– Dự định mức vốn đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn.
– Chuẩn bị mức vốn lưu động hay vốn dự phòng mà bạn dự định để kinh doanh.
– Tính toán tỷ lệ chiết khấu cùng mức lợi nhuận kinh doanh trong vòng 1 tháng hay 1 năm khi mở đại lý sơn đối với các thương hiệu sơn cụ thể.
– Tìm hiểu các phân khúc chính của thị trường kinh doanh sơn.
– Nghiên cứu các thương hiệu sơn đang được ưa chuộng trên thị trường.
– Xác định quy chế và chính sách của nhà sản xuất sơn mà bạn muốn làm đại lý đi cùng với các cơ chế trợ giúp đại lý sơn của nhà sản xuất.
– So sánh giá cả trung bình của các sản phẩm sơn trên thị trường.
– Trang bị các kiến thức liên quan đến sơn như cách phối màu sơn, sự khác nhau của các loại sơn hay sơn nào phù hợp với từng công trình.
Nên chọn thương hiệu sơn nào để kinh doanh ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu và nhà sản xuất sơn khác nhau với quy mô lớn nhỏ, trong đó có thể chia làm 4 loại chính.
– Thứ nhất là các thương hiệu sơn nổi tiếng được nhiều khách hàng biết đến như Alzokobel (Dulux, Maxilite), 4Orange (Mykolor, Spec, Expo, Boss), Nippon, Jotun, Kova, Kansai,…
– Thứ hai là các thương hiệu sơn có lịch sử lâu đời như sơn Đại Bàng, Jymec, Alex hay Bạch Tuyết.
– Thứ ba là các thương hiệu sơn đang có tốc độ phát triển nhanh, có tiềm năng tài chính dồi dào như Sơn NATOPAINT
– Cuối cùng là các dòng sơn không có thương hiệu, phát triển tự phát, chất lượng không thực sự tốt nhưng có giá rẻ và tỷ lệ chiết khấu cao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sơn khác nhau mà bạn có thể
lựa chọn khi mở đại lý sơn tuy nhiên nên cân nhắc yếu tố thương hiệu, chất
lượng và mức chiết khấu.
Dưới đây là các yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được thương hiệu sơn phù hợp cho hoạt động kinh doanh theo kinh nghiệm mở đại lý sơn hiệu quả của nhiều chủ cửa hàng sơn.
– Về thương hiệu, chọn các thương hiệu lớn là một lợi thế lớn vì họ được nhiều người tiêu dùng biết đến đồng thời có nhu cầu cao trên thị trường nhờ hình ảnh thương hiệu và thường xuyên đầu tư cho quảng cáo. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải cạnh tranh cao từ các đại lý khác đồng thời bị áp doanh số bán hàng cao hơn. Vậy nên bạn cần nghiên cứu khu vực mình đang dự định kinh doanh nếu có quá nhiều đại lý hay cửa hàng kinh doanh dòng sơn này thì nên nghiên cứu các nhà sản xuất khác để gia tăng lợi thế cạnh tranh khi kinh doanh mở đại lý sơn.
– Ngoài yếu tố thương hiệu thì kinh nghiệm mở đại lý sơn là bạn còn nên chú ý đến chất lượng sản phẩm. Bạn muốn tồn tại lâu dài và kinh doanh hiệu quả thì sản phẩm sơn của bạn phải đảm bảo chất lượng đồng thời được người tiêu dùng tin tưởng, đặc biệt là các chủ thầu xây dựng bởi họ muốn sử dụng loại sơn chất lượng để đảm bảo uy tín cho mình. Tốt nhất là bạn nên khảo sát thị trường hoặc nhờ người có kinh nghiệm tư vấn các thương hiệu sơn tốt nhất và tin tưởng nhất để có thể lựa chọn kinh doanh.
– Một yếu tố quan trọng khác khi lựa chọn thương hiệu sơn để mở đại lý đó chính là chính sách chiết khấu cho các đại lý sơn từ nhà cung cấp. Lợi nhuận chính là yếu quyết định nên hay không nên kinh doanh mặt hàng này. Mức chiết khấu của các nhà sản xuất sơn thường chênh lệch nhau khá nhiều vì vậy bạn nên căn nhắc mức chiết khấu nào phù hợp, đi kèm với đó là yếu tố thương hiệu và chất lượng của sản phẩm cùng với nhu cầu của khách hàng ở khu vực mà bạn đang kinh doanh.
Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn ?
Khi kinh doanh mở đại ký sơn, số vốn đầu tư ban đầu thường không cố định, điều này còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của bạn cùng với đó là quy mô đại lý sơn bạn muốn mở và chính sách từ nhà cung cấp. Ngoài ra tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2 của các thương hiệu sơn hiện nay.
Khi kinh doanh mở đại lý sơn tùy theo quy mô cửa hàng cùng với chính sách đại lý từ nhà cung cấp mà bạn có thể phải chuẩn bị số vốn kinh doanh phù hợp.
Theo kinh nghiệm mở đại lý sơn của nhiều chủ cửa hàng thì nếu mở đại lý sơn cấp 2 thì chi phí dao động trong khoảng từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng còn nếu muốn mở đại lý sơn cấp 1 thì kinh nghiệm mở đại lý sơn đó là số vốn phải từ 100 triệu đến 200 triệu đồng trở lên. Số vốn này bao gồm các khoản chi phí cần thiết như chi phí nhập hàng, chi phí dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng, chi phí thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn, chi phí thuê nhân viên, chi phí Marketing, chi phí quan hệ với đối tác, chi phí cho điện nước, vật tư hay các khoản chi phí cần thiết khác khi mở đại lý kinh doanh.
Nên làm nhà phân phối hay đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2
Nhiều người mới bắt đầu kinh doanh sơn, chưa có nhiều kinh nghiệm mở đại lý sơn nhưng muốn mở đại lý cấp 1 hay nhà phân phối chính thức tuy nhiên đây có thể là một lựa chọn sai lầm bởi trong hoạt động kinh doanh sơn, nhiều người thường cho rằng mở đại lý sơn cấp 1 hoặc nhà phân phối có thể được hưởng chiết khấu cao hơn so với đại lý cấp 2 hoặc cấp 3. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng bởi phần lớn các đại lý sơn hiện nay nhận chiết khấu theo số lượng hàng bán ra, tức là doanh số bán càng cao thì chiết khấu càng lớn. Vì vậy, dù là đại lý cấp 2 nhưng nếu cửa hàng kinh doanh tốt thì lợi nhuận thu về có thể cao hơn cả đại lý cấp 1. Mở đại lý sơn cấp 1 bạn được hưởng nhiều chính sách từ nhà sản xuất đồng thời thu hút khách hàng tốt hơn tuy nhiên đi cùng với đó là áp lực doanh số bán ra và vốn nhập hàng lớn.
Việc mở một đại lý cấp 1 hay cấp 2 còn phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư và tiềm lực tài chính ban đầu của bạn. Khi mở đại lý cấp 1, bạn được đảm bảo giá cả và hàng hóa ở mức tốt nhất đồng thời cửa hàng lớn tiếp cận khách hàng thuận tiện hơn. Ngoài ra còn có sự trợ giúp lớn từ phía nhà sản xuất sơn. Tuy nhiên, làm đại lý sơn cấp 1 bạn phải chịu áp lực lớn về doanh số theo đúng kế hoạch công ty đồng thời phải bỏ số vốn lớn để nhập hàng, đánh mất nhiều chi phí cơ hội. Vì vậy, bạn phải chủ động được về vốn và có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khả thi. Nếu mở đại lý kinh doanh cấp 2 lấy hàng qua đại lí cấp 1, bạn không phải chịu áp lực về doanh số và công nợ.
Như vậy, tốt nhất khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên kinh doanh theo quy mô nhỏ, có thể là đại lý cấp 2 hoặc cấp 3, sau khi có kinh nghiệm mở đại lý sơn thì mới nên đầu tư lớn, nâng cấp đại lý lên thành cấp 1 hay nhà phân phối chính thức.
Chính sách và cơ chế của các nhà sản xuất dành cho các đại lý sơn
Khi kinh doanh mở đại lý sơn, bên cạnh mức chiết khấu thì bạn còn cần chú ý đến chính sách của các nhà sản xuất sơn dành cho các đại lý sơn đi cùng với thủ tục mà các nhà sản xuất sơn yêu cầu đại lý sơn phải đáp ứng. Thông thường khi chọn đại lý phân phối, các nhà sản xuất đều có các chính sách riêng, trong đó bao gồm chính sách từ các nhà sản xuất có máy pha màu và không có máy pha màu. Thực ra các chính sách và cơ chế này không quá phức tạp, điều quan trọng là bạn nên chọn thương hiệu sơn có mức chiết khấu tốt đi cùng các chính sách chăm sóc đại lý thường xuyên cùng với đó là phù hợp với điều kiện kinh doanh của bạn.
Cơ chế chung khi mở đại lý sơn
Khi mở đại lý sơn, bạn cần ký hợp đồng đại lý và cam kết mức doanh số bán ra trong vòng một năm bằng số tiền thu về khi trừ hết các khuyến mại, chiết khấu sơn. Sau khi ký hợp đồng mở đại lý sơn, bạn có thể nhập hàng về trưng bào theo số lượng quy định của từng thương hiệu. Đồng thời nhà sản xuất cung cấp các trợ giúp kinh doanh cho đại lý như biển bảng, catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ,…
Cơ chế riêng khi mở đại lý sơn
Ngoài các cơ chế chung thì kinh nghiệm mở đại lý sơn đó là các nhà sản xuất sơn có máy pha màu và nhà sản xuất sơn không có máy pha màu có các chính sách riêng. Vơi các sản phẩm sơn có máy pha màu, đại lý sơn cần đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy tùy vào từng nhà sản xuất. Với các sản phẩm sơn không có máy pha màu, bạn có thể nhập đơn hàng đầu tiên theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm.
Một số kinh nghiệm mở đại lý sơn khác
– Khi mở đại lý sơn, bạn nên chọn thương hiệu uy tín có chất lượng tốt giúp bạn xây dựng và phát triển cửa hàng thuận tiện hơn tuy nhiên nên nghiên cứu thị trường xung quanh khu vực để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ quá cao.
– Bạn cần lên kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý, luận chuẩn vốn và quay vòng vốn hiệu quả bởi kinh doanh sơn có đặc thù là các chủ thầu hoặc chủ hộ thường thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của dự án khiến cho vốn của các đại lý kinh doanh sơn có thể bị nợ đọng.
– Để kinh doanh sơn hiệu quả, kinh nghiệm mở đại lý sơn đó là bạn cần trao đổi cụ thể với nhà cung cấp để có sự thống nhất ngay từ đầu với số lượng hàng tồn kho. Đi cùng với đó là chính sách chiết khấu, cam kết về sản phẩm của thương hiệu, chế độ bán hàng, chăm sóc sau bán hàng.
Khi kinh doanh mở đại lý sơn, bạn nên trao đổi cụ thể các chính sách với nhà sản xuất để có sự lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh. Trên đây SONNATOPAINT.COM chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm mở đại lý sơn giúp bạn kinh doanh hiệu quả ở thời điểm hiện nay. Nếu bạn đang có ý định mở đại lý sơn ở thời điểm hiện nay thì hi vọng rằng các kinh nghiệm trên đây có thể giúp bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh sơn và lựa chọn sản xuất, thương hiệu hợp lý cho hoạt động kinh doanh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc mở đại lý sơn, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm.